Căn Bản Của Phù Chú Nam Tông
Các pháp thuộc hệ Nam Tông khác xa với các Pháp Bắc Tông, Nam Tông không chú trọng nhiều đến Thủ Ấn, khi học Nam Tông cần nhất phải có thầy điểm đạo, cấp sắc, khi học bất cứ 1 phái nào đều có Tổ của phái đó, các phái đều có Kinh Cầu Tổ, Sắc Tổ Truyền, các phép lớn còn cần những Âm Binh để trợ giúp cho, nếu không có thầy điểm đạo , cấp sắc thì Tổ nào, âm nào biết mà theo giúp đỡ, về căn bản tu luyện bên các pháp Nam Tông thì người học thường phải luyện Bùa theo các phép sau đây.
Quán Tưởng
- Nghĩa là vẽ 1 chữ bùa ra sau đó Quán Tưởng đọc chú, luôn luôn tưởng chữ Bùa đó trong đầu cho đến khi có cảm giác chữ Bùa nhập vào cơ thể mình, khi tưởng ra chữ Bùa có cảm giác nó ngay trước mắt mình, thậm chí có trường hợp chữ Bùa lóe sáng, xoay chuyển theo ý nghĩ của người luyện.
Các Cách Luyện
- Khi họa 1 chữ Bùa thường phải nín hơi, chữ bùa đó ngắn, dài, đều phải nín hơi, định tâm thần vào đó, khi khoán bùa cũng vậy.
Hình thức vẽ Bùa có sự quy định như sau, các chữ Bùa thường có vòng khuyên xoắn ốc, bình thường là Bùa nam sẽ xoắn 7 vòng, Bùa nữ là 9 vòng, dùng chung cho 2 phái là 1,2..... số vòng sẽ thay đổi theo số lẻ như 3,5,7,9,12,21,36 tuy nhiên thường không bao giờ vượt quá 36 vòng.
( Lỗ Ban Sát – Mạch Chí Nhân 1974 )
Cách Luyện Âm Dương
Luyện Âm Dương : Sáng luyện mặt trời mới mọc, chiều luyện mặt trời khi ở ngọn cây, nóc nhà, đêm có trăng thì luyện trăng, không trăng thì chọn 1 ngôi sao nào sáng nhất khởi luyện.
Cách Luyện Đèn (Còn gọi là dòm đèn cầy Phái Lỗ Ban Sát )
Khi luyện đèn có 2 cách luyện: 1 là vẽ chữ Bùa lên 1 mảnh giấy sau đó đặt sau nó 1 ngọn đèn cầy, sau đó dùng mặt tập trung ngó vào nó và dùng mắt vẽ theo nó, tùy loại bùa mà thời gian nhanh hay chậm, thường thời gian luyện sẽ là 1 cây nhang, và luyện 49 hoặc 100 ngày, đến khi trong đầu thấy chữ Bùa đó lóe sáng hoặc giả khi nhìn bất cứ vào chỗ nào là ta đã có thể cảm giác chữ bùa hiện lên ở chỗ đó, (các thầy giỏi khi nhìn vào cốc nước là đã khoán đước chữ Bùa vào cốc nước rồi)
2 là cách luyện đèn khác là lấy 1 cái đèn như cái đèn bão bên ngoài có 4 mặt kính, trước tiên thắp 1 ngọn đèn cầy vào trong sau đó dùng nến vẽ ở bên ngoài kính, rồi dùng phấn, vôi, son vẽ bùa lên mặt kinh đó và ngó luyện.
Các cách luyện khác gồm có vẽ bùa bằng ngón trỏ, ngón chân cái, và vẽ bằng lưỡi, nhưng tựu chung đều là phải thuộc chữ bùa và làm sao cho chữ Bùa phải có tâm mình và nhập vào bản thể của mình, tương tự như người tu Mật Tông quán chữ Om vậy.
Thông thường các chữ để trị bệnh chỉ cần 7 ngày là thành, còn các loại chữ Bùa khác như hộ thân, Chiêu Tài, vv.....mất thời gian hơn và có luật định riêng.
Dụng Bùa
Khi dụng bất cứ 1 loại bùa nào nên lưu ý về thứ mình dụng, trị tà, thì phải theo nghi thức trị tà, chữa bệnh phải xem rõ căn bệnh, chọn phù thích hợp, nhưng quan trọng nhất phải cầu tổ, hội phép, vẽ bùa, niệm chú, khi niệm thường nín thở niệm chú.
Theo thầy TDT thì khi luyện các phép bên Nam Tông nếu là Miên, Lèo, Xiêm, lục, cần chú ý như sau
Chú Niệm Hương (Nam Tông)
Bud' thăn bô chăng
Thơm măn bô chăng
Son khăn bô chăn
Ten năng bô chăng
Sanh lăn bô chăn
Kích năn ka rô mí .
(Đốt 3 cây hương chấp trước trán tập trung niệm 3 lần trước khi công phu bên Pháp cũa Nam Tông )
Những chữ thường gặp trong trường phái này như : Bud' Thăn = Phật , Thơm Măn = Pháp , Son Khăn = Tăng . Ắ Rặc Hăn = A La Hán , Ề hế hoặc Ê hí = Sắc Lịnh . Mặc mặc = cấp cấp , Cà Ra Mây = tập hợp , Xắ Xây = chứng minh ...........
Trước tiên khi muốn thỉnh mời bất cứ vị nào để luyện phép nên cần đọc câu chú sau, thiếu câu chú này không có sự linh diệu nào cả ( đặc biệt với các bạn nghiên cứu không có 1 hệ phái nào chính tông cả )
Nắc mô ta sắc , phắc cá wá to , á rá há to , sam ma sam Bud' ta sắc
(3 lần , lạy 3 lạy) .
Trong các hệ phái Nam Tông người thầy thường cấp cho các đệ tử các lá Sắc như Sắc Hộ Thân, Sắc Triệu Thần, Sắc Triệu Âm Binh
Sắc Hộ Thân : khi gặp những tà ma, hoặc những vị Thần lớn quá không hại đến thân thể
Sắc Triệu Thần : để kêu gọi các vị thần tướng theo mình.
Sắc Triệu Âm Binh : để kêu gọi âm binh đi theo giúp đỡ hoặc các thầy sẽ nuôi âm để giúp việc sai khiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét